day
,
00
/
month
/
0000
Tiếng Việt
English
Thứ Ba, 12/11/2024, 09:00 (GMT+7)
Di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích khảo cổ quốc gia tại Quyết định số 12/2007/BVHTTDL ngày 18/10/2007.
Di tích khảo cổ Xóm Rền thuộc thôn Tư, xã Gia Thanh - huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ.
Di tích có vị trí khoảng 20º26’58”N và 105º19’59”E, ở độ cao khoảng 20m so với mực nước biển. Chiều dài di tích khoảng 1km, chiều rộng 200m, tổng diện tích di chỉ khoảng 20.000m². Di tích cách sông Lô gần 800m về phía Đông, cách thị trấn Phú Lộc - huyện Phù Ninh 4km về phía Tây. Xung quanh di chỉ Xóm Rền còn có sự phân bố của nhiều di chỉ thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên khác như: Gò Diễn, An Đạo, Gò Chú và Gò Vừng (Phù Ninh). Đi về phía tả ngạn dòng sông Lô là 3 di chỉ Gò Hội ( xã Hải Lựu), Đôn Nhân và Gò Sỏi ( xã Đôn Nhân) thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Như vậy đặc trưng của khu vực Xóm Rền là địa hình đồi gò thấp xen kẽ các cánh đồng trũng, phân bố theo dòng chảy của các nhánh sông nhỏ.
Di tích Xóm Rền được các cán bộ khảo cổ thuộc khoa Lịch Sử, trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội ( nay là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH QG HN) phát hiện năm 1968. Đến nay di tích khảo cổ Xóm Rền đã qua 6 lần khai quật.
2.1. Khai quật lần thứ nhất:
- Thời gian: Tháng 1-1969
- Đơn vị thực hiện: Bộ môn Khảo cổ học thuộc khoa Lịch Sử, trường ĐH KHXH &NV ( GS Hà Văn Tấn và PGS.TS Hán Văn Khẩn chủ trì)
- Tổng diện tích khai quật: 151m² chia làm 2 hố: hố I có diện tích 100m², hố II có diện tích 51m².
- Kết quả khai quật:
+ Hiện vật đá: Hơn 270 hiện vật thuộc các loại hình: rìu, bôn, đục, mũi nhọn, mũi tên, đồ trang sức, bàn mài, dao…
+ Hiện vật gốm: 16 hiện vật và khoảng 39.364 mảnh gốm các loại.
Đặc biệt đã phát hiện được hai mộ táng ở cả hai hố khai quật.
Vào những năm 1975 - 1976, tại khu phía Tây của di chỉ, trong quá trình đào ao thả cá, ông Trần Văn Du đã phát hiện được hai nha chương và nhiều hạt chuỗi. Hiện nay, những hạt chuỗi này đã mất chỉ còn hai chiếc nha chương được lưu giữ tại Bảo tàng Đền Hùng.
2.2. Khai quật lần thứ 2:
- Thời gian: Từ ngày 01/10 đến ngày 15/11/2002.
- Đơn vị thực hiện: Viện Khảo cổ phối hợp cùng với Sở VHTT Phú Thọ
- Tổng diện tích khai quật : 120m² chia làm 3 khu.
- Kết quả khai quật:
+ Hiện vật đá: 1.234 hiện vật gồm các loại hình: rìu, bôn, cuốc đá, cưa đá, dao nạo, bàn dập vỏ cây, chì lưới đá, công cụ chặt, chày đập, hòn kê, bàn mài… một số công cụ xương như mũi lao, mũi nhọn.
+ Hiện vật gốm: 75 hiện vật nguyên và gần nguyên, 260.000 mảnh gốm vỡ.
Ngoài ra, tại hố 1 và hố 2 tại khu II, đoàn khai quật đã phát hiện được 4 mộ táng.
2.3. Khai quật lần thứ 3:
- Thời gian: Từ ngày 10/12 đến ngày 25/12/2002.
- Đơn vị thực hiện: Bộ môn khảo cổ học - khoa Lịch sử -Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn.
- Tổng diện tích khai quật: 60m2
- Kết quả khai quật:
+ Hiện vật đá: 268 hiện vật
+ Hiện vật gốm: 263 hiện vật và 64.537 mảnh gốm vỡ.
2.4. Khai quật lần thứ 4:
- Thời gian: Từ ngày 1/12 đến ngày 15/12/2003.
- Đơn vị thực hiện: Bộ môn khảo cổ học - khoa Lịch sử -Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn.
- Tổng diện tích khai quật: 20m2 và hai hố thám sát có diện tích 12,5m2
- Kết quả khai quật:
+ Hiện vật đá: 322 hiện vật.
+ Hiện vật gốm: 71 hiện vật và 41.231 mảnh gốm vỡ.
2.5. Khai quật lần thứ 5:
- Thời gian: tháng 12/2004.
- Đơn vị thực hiện: Bộ môn khảo cổ học - khoa Lịch sử -Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn.
- Tổng diện tích khai quật: 54m².
- Kết quả khai quật:
+ Hiện vật đá: 284 hiện vật.
+ Hiện vật gốm: 108 hiện vật và 41.982 mảnh gốm vỡ các loại.
2.6. Khai quật lần thứ 6:
- Thời gian: tháng 11/2005 đến ngày 20/1/2006.
- Đơn vị thực hiện: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin Phú Thọ.
- Tổng diện tích khai quật: 73,62 m².
- Kết quả khai quật:
+ Hiện vật đá: 416 hiện vật.
+ Hiện vật gốm: 39 hiện vật nguyên hoặc gần nguyên và hơn 10 vạn mảnh gốm.
Năm 2006, trong quá trình làm vườn, gia đình ông Lưu Mạnh Cường, xã Gia Thanh - huyện Phù Ninh đã phát hiện 1 ngôi mộ trong đó có 2 nha chương cùng nhiều hiện vật đá các loại.
Qua 6 lần khai quật, di chỉ đã thu được một số lượng di vật rất lớn (2.794 hiện vật đá, 572 hiện vật gốm và 10.447.114 mảnh gốm vỡ). Các hiện vật này phong phú về loại hình, chất hiệu bao gồm từ công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ đun nấu, vũ khí, đồ trang sức... Đặc biệt có giá trị cao là 05 chiếc nha chương còn tương đối nguyên vẹn, một loại hình hiện vật đặc sắc tìm thấy trên vùng đất Tổ.
Ngày 22/8/2012 UBND tỉnh Phú Thọ đã có Quyết định số 2229/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khảo cổ xóm Rền, xã Gia Thanh.
Chủ đầu tư: UBND huyện Phù Ninh.
+ Phạm vi nghiên cứu quy hoạch có diện tích 42,5ha;
+ Không gian quy hoạch kiến trúc gồm: Khu bảo tàng; khu du lịch sinh thái; các công trình công cộng; cây xanh;
+ Tổng mức đầu tư: 610.107,0 triệu đồng;
+ Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2012 - 2020
Do nguồn kinh phí khó khăn cho nên việc thực hiện quy hoạch di tích khảo cổ quốc gia xóm Rền không thực hiện được.
Năm 2021 được sự đồng ý của UBND tỉnh Phú Thọ, bằng nguồn ngân sách tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho Dự án tu sửa cấp thiết di tích khảo cổ xóm Rền. Dự án với tổng kinh phí 6,9 tỷ đồng do UBND huyện Phù Ninh làm chủ đầu tư, gồm các hạng mục: Giải phóng mặt bằng trên 460 m2 san nền khu vực bảo vệ hố khai quật, lắp khung kính bảo vệ hố khai quật và bộ di cốt, xây nhà bảo quản, cổng, hàng rào, sân vườn phù hợp với không gian văn hóa của di chỉ.
Những hiện vật được phát hiện tại di chỉ Xóm Rền đã cho chúng ta cái nhìn khá đầy đủ về cuộc sống của cư dân nơi đây trên các mặt kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, nghệ thuật và kỹ thuật. Họ đã biết lựa chọn nơi sườn đồi gò ở vùng trung du và những khu đất cao ở vùng đồng bằng để lập làng, lập nghiệp lâu dài. Đây cũng là một đặc trưng về địa hình cư trú của cư dân Phùng Nguyên. Kỹ thuật chế tác đá Xóm Rền đã đạt tới đỉnh cao của kỹ thuật chế tác đá trong giai đoạn tiền - sơ sử. Các kỹ thuật như ghè đẽo, tu chỉnh, cưa, mài, khoan, tiện, chuốt bóng được sử dụng thành thạo, điêu luyện. Đồ đá không những nhiều về số lượng mà còn phong phú về loại hình, đa dạng về kích thước, kiểu dáng đẹp, nhiều màu sắc. Qua hệ thống đục đá, dao cưa, bàn mài và những phác vật, đá nguyên liệu cho ta thấy một bộ phận đồ đá ở Xóm Rền được chế tác tại chỗ. Bên cạnh đó họ có thể cũng trao đổi với những công xưởng chế tác đá cách đó không xa như Hồng Đà, Gò Chè (Tam Nông). Đặc trưng của những di vật đá ở Xóm Rền đó là kích thước khá nhỏ nhắn, người thợ Xóm Rền đã chứng tỏ kỹ thuật chế tác đá đạt đến đỉnh cao. Có những di vật có số lượng khá nhiều như bôn tứ giác có lưỡi vát lệch về một bên hay các loại đồ trang sức phong phú về loại hình như: vòng đá, hoa tai, hạt chuỗi… Tất cả đã khẳng định được kỹ thuật chế tác đồ đá đạt đến sự hoàn mỹ.
Sản xuất đồ gốm là một nghề thủ công đặc biệt phát triển ở Xóm Rền. Cùng với nghề chế tác đồ đá, nghề gốm đã đạt tới đỉnh cao trong giai đoạn tiền sơ sử. Người thợ thủ công đã biết kết hợp nhuần nhuyễn nhiều kỹ thuật quan trọng từ kỹ thuật pha trộn, nhào đất, tạo hình, trang trí hoa văn, đến nung gốm. Việc sử dụng bàn xoay gốm để tạo hình là một bước tiến bộ lớn. Với việc sử dụng bàn xoay gốm, nghề làm đồ gốm ở Xóm Rền đã trở thành một nghề thủ công với đầy đủ ý nghĩa của nó. Nhờ có bàn xoay mà năng xuất đã được tăng lên nhiều lần, kích thước đồ gốm đa dạng hơn, hình dáng hoàn chỉnh hơn. Những người thợ gốm tài hoa đã tạo ra nhiều đồ gốm đẹp, tinh xảo với những đồ án hoa văn sinh động.
Với số lượng khá lớn hiện vật được phát hiện tại di chỉ Xóm Rền thực sự là những bằng chứng vật chất giúp chúng ta có thể hiểu được về văn hóa Phùng Nguyên - nền văn hóa khởi đầu thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Điều quan trọng hơn những hiện vật đó đã góp phần tạo cơ sở khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu về thời đại các Vua Hùng.
The archaeological site of Xom Ren is located in Gia Thanh commune, Phu Ninh town, Phu Tho province. Since 2007, the site has been categorized as a national archaeological site by the Ministry of Culture, Sports and Tourism under Decision No. 12/2007/BVHTTDL dated October 18, 2007.
1. The location
The Xóm Rền archaeological site is situated in Tư Village, Gia Thanh Commune, Phù Ninh District, Phú Thọ Province, at the coordinates of 20º26'58" N latitude and 105º19'59" E longitude, with an altitude of approximately 20 meters. The site stretches about 1 kilometer in length and 200 meters in width, covering a total area of 20,000 square meters. It is located about 800 meters from the Lo River to the east and approximately 4 kilometers from Phù Lộc Town in Phù Ninh Town to the west. Surrounding the Xóm Rền site are other archaeological sites belonging to the Phùng Nguyên culture period, such as Gò Diễn, An Đạo, Gò Chú, and Gò Vừng (located in Phù Ninh District). On the left bank of the Lo River, there are three additional sites: Gò Hội (Hải Lựu Commune), Đôn Nhân, and Gò Sỏi (Đôn Nhân Commune) in Lập Thạch District, Vĩnh Phúc Province.
Thus, the characteristic of the Xom Ren area is the terrain of low hills interspersed with low-lying fields, distributed according to the flow of small tributaries.
2. The History of Discovery and Research
The Xóm Rền site was firstly discovered in 1968 by archaeologists from the Faculty of History at Hanoi University (now the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University). Until now, the site has been excavated six (06) times.
2.1 First Excavation:
- Time: January 1969
- Conducted by: Faculty of History, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University (led by Professor Hà Văn Tấn and Associate Professor Hán Văn Khẩn)
- Total excavation area: 151 square meters, divided into two trenches: Trench I (100 square meters) and Trench II (51 square meters)
- Excavation results:
+ Stone artifacts: Over 270 stone tools, including axes, adzes, chisels, pointed objects, arrowheads, ornaments, grinding stones, knives, etc.
+ Pottery: 16 intact pottery items and about 39,364 pottery shards
+ In particular, two burials were discovered in both excavation pits..
In 1975-1976, while digging a fish pond on the western side of the site, Mr. Trần Văn Du found two jade blades (yazhang) and some beads. These beads have since been lost, but the blades are currently preserved at the Hùng Kings Temple Museum.
2.2 Second Excavation:
- Time: October 1 to November 15, 2002
- Conducted by: Institute of Archaeology in collaboration with the Department of Culture and Sports, Phú Thọ Province
- Total excavation area: 120 square meters, divided into 3 zones
- Excavation results:
+ Stone artifacts: 1,234 stone tools, including axes, adzes, stone hoes, stone saws, scrapers, shell-smashing tools, stone net weights, chopping tools, pestles, anvils, grinding stones, etc., as well as some bone tools like spearheads and pointed objects
+ Pottery: 75 intact or nearly intact pottery items and about 260,000 pottery shards
+ Four burials were discovered in Trench 1 and Trench 2.
2.3 Third Excavation:
- Time: December 10 to December 25, 2002
- Conducted by: Faculty of History, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
- Total excavation area: 60 square meters
- Excavation results:
+ Stone artifacts: 268 stone tools
+ Pottery: 263 intact or nearly intact pottery items and 64,537 pottery shards
2.4 Fourth Excavation:
- Time: December 1 to December 15, 2003
- Conducted by: Faculty of History, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
- Total excavation area: 20 square meters, with two additional trenches, each covering 12.5 square meters
- Excavation results:
+ Stone artifacts: 322 stone tools
+ Pottery: 71 intact or nearly intact pottery items and 41,231 pottery shards
2.5 Fifth Excavation:
- Time: December 2004
- Conducted by: Faculty of History, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
- Total excavation area: 54 square meters
- Excavation results:
+ Stone artifacts: 284 stone tools
+ Pottery: 108 intact or nearly intact pottery items and 41,982 pottery shards
2.6 Sixth Excavation:
- Time: November 2005 to January 20, 2006
- Conducted by: Vietnam National Museum of History in collaboration with the Department of Culture and Information of Phú Thọ Province
- Total excavation area: 73.62 square meters
- Excavation results:
+ Stone artifacts: 416 stone tools
+ Pottery: 39 intact or nearly intact pottery items and over 100,000 pottery shards
In 2006, while planting crops, the family of Mr. Lưu Mạnh Cường from Gia Thanh Commune discovered a burial containing two blades (yazhang) and several stone tools.
After six excavations, a large number of artifacts have been uncovered from the site, including 2,794 stone artifacts, 572 pottery items, and 10,447,114 pottery shards. These artifacts are rich and diverse in types and materials, covering production tools, containers, cooking utensils, weapons, and ornaments. Notably, five nearly intact jade blades are a significant and unique discovery for the site.
3. The Protection and Restoration Plan
On August 22, 2012, the People's Committee of Phú Thọ Province issued Decision No. 2229/QĐ-UBND, approving the detailed protection plan for the Xóm Rền Village archaeological site, with a scale of 1/500.
- Investor: People's Committee of Phù Ninh District
- Area of study for the plan: 42.5 hectares
- Planned construction space includes: museum area, eco-tourism area, public building area, green space
- Total investment: VND 610,107 million
- Implementation period: 2012-2020.
Due to financial difficulties, the plan has not been successfully implemented.
In 2021, the People's Committee of Phú Thọ Province approved an emergency restoration project for the Xóm Rền site with a total investment of VND 690 million, funded by the People's Committee of Phù Ninh Town. The project includes clearing 460 square meters of the protected area, installing glass frames to protect excavation pits and remains burials. Another plan is building protective structures such as gates, fences, and courtyards in accordance with the cultural environment of the site.
4. Site Value
The artifacts excavated from the Xóm Rền site provide a comprehensive understanding of the life of the ancient inhabitants in terms of agriculture, handicrafts, art, and technology. These people had already learned to establish long-term settlements on mid-altitude hills and high ground, which is a characteristic of the Phùng Nguyên culture's settlement patterns. The stone tool-making techniques at Xóm Rền reached its peak during the prehistoric and early historical periods, with mastery in techniques such as chipping, shaping, sawing, polishing, drilling, and buffing. The stone tools are not only abundant in quantity but also diverse in types, sizes, shapes, and colors. The discovery of stone axes, saws, grinding stones, and raw stones indicates that some of the stone tools at Xóm Rền were made locally. Additionally, there may have been trade with nearby stone making centers such as Hồng Đà and Gò Chè (Tam Nông). In other words, the characteristic of the stone relics in Xom Ren is that they are quite small in size but the Xom Ren craftsmen have proven that the stone carving technique has reached its finest. There are quite a lot of relics such as four-sided quadrilaterals with beveled blades on one side or various types of jewelry such as: stone bracelets, earrings, beads... All have affirmed that the stone carving technique has reached high level of perfection.
Besides, pottery making was also another well-developed product at Xóm Rền. Similar to stone tool production, pottery making reached development during the prehistoric period. Artisans mastered techniques such as mixing clay, shaping, decorating patterns, and firing. The use of the potter's wheel marked a major advancement in pottery-making technology. By using the potter's wheel, production efficiency was greatly increased, and the variety of sizes and shapes, as well as the quality of the finished products, improved. Highly skilled potters created many beautiful, sophisticated ceramics with vivid patterns.
Overall, the large number of artifacts discovered at the Xom Ren site are truly physical evidence that helps us understand the Phung Nguyen culture - the culture that begun of the Hung King period. More importantly, these artifacts have contributed to creating a scientific basis for research on the Hung Kings' era.
Xóm Rền考古遗址位于越南北部富寿省扶宁县嘉清社,已被越南文化体育旅游部于2007年10月18日根据12/2007/BVHTTDL号决定列为国家级考古遗址。
1. 遗址位置
Xóm Rền考古遗址位于富寿省扶宁县嘉清社Tư村,遗址坐标为北纬20º26’58”,东经105º19’59”,其平均海拔大约在20米左右。遗址长度约1公里,宽度200米,总面积约20,000平方米。考古遗址位于东侧距泸河约800米,西侧距富寿省扶宁县富祿镇约4公里。Xóm Rền遗址周边还分布着其他属于越南北部的Phùng Nguyên文化阶段的考古遗址,如Gò Diễn、An Đạo、Gò Chú和Gò Vừng (位于扶宁县)。在泸河左岸,还有3个考古遗址:Gò Hội (越南永福省泷泸县海榴社)、Đôn Nhân和Gò Sỏi (越南永福省泷泸县敦仁社),这些遗址位于永福省立石县。
因此,Xóm Rền遗址的地形特征为低丘和洼地相间,分布在小河流的支流沿线。
2. 发现与研究历史
Xóm Rền遗址由越南河内综合大学 (现为河内国家大学所属人文与社会科学大学) 历史系的考古学家于1968年发现。截至目前,该遗址已进行了6次考古发掘。
2.1 第一次发掘:
- 时间:1969年1月。
- 执行考古单位:越南河内综合大学历史系考古学专业 (由何文晋 [Hà Văn Tấn] 教授和汉文恳 [Hán Văn Khẩn] 副教授主持) 。
- 总发掘面积:151平方米,分为两个探坑:探坑I面积100平方米,探坑II面积51平方米。
- 发掘结果:
+ 石器:超过270件石制工具,种类包括斧、铲、凿、尖头、箭头、饰品、磨石、刀等。
+ 陶器:16件完整陶器和约39,364片陶器碎片。
+ 特别是在两个探坑中都发现了两座墓葬。
1975-1976年期间,在遗址西部挖鱼塘时,陈文愉先生发现了两枚牙璋和串珠。现这串珠已遗失,仅两枚牙璋保存在雄王庙博物馆。
2.2第二次发掘:
- 时间:2002年10月1日至11月15日。
- 执行单位:越南考古研究院与富寿省文化体育厅合作。
- 总发掘面积:120平方米,分为3个小区域。
- 发掘结果:
+ 石器:1,234件石制工具,种类包括斧、铲、石锄、石锯、刮刀、砸壳工具、石网坠、劈砍工具、杵棒、垫石、磨石等,另有一些骨制工具如矛尖、尖头等。
+ 陶器:75件完整或接近完整的陶器和约260,000片陶器碎片。
+ 在第1号和第2号探坑中,考古队发现了4座墓葬。
2.3 第三次发掘:
- 时间:2002年12月10日至12月25日。
- 执行单位:河内国家大学所属人文与社会科学大学历史系考古学专业
- 总发掘面积:60平方米。
- 发掘结果:
+ 石器:268件石制工具。
+ 陶器:263件完整或接近完整的陶器和64,537片陶器碎片。
2.4 第四次发掘:
- 时间:2003年12月1日至12月15日。
- 执行单位:河内国家大学所属人文与社会科学大学历史系考古学专业。
- 总发掘面积:20平方米,另有两个探坑,面积为12.5平方米。
- 发掘结果:
+ 石器:322件石制工具。
+ 陶器:71件完整或接近完整的陶器和41,231片陶器碎片。
2.5 第五次发掘:
- 时间:2004年12月。
- 执行单位:河内国家大学所属人文与社会科学大学历史系考古学专业。
- 总发掘面积:54平方米。
- 发掘结果:
+ 石器:284件石制工具。
+ 陶器:108件完整或接近完整的陶器和41,982片陶器碎片。
2.6 第六次发掘:
- 时间:2005年11月至2006年1月20日。
- 执行单位:越南历史博物馆与富寿省文化与信息厅合作。
- 总发掘面积:73.62平方米。
- 发掘结果:
+ 石器:416件石制工具。
+ 陶器:39件完整或接近完整的陶器和超过10万片陶器碎片。
2006年,嘉清社刘孟強先生的家人在种植时发现了一座墓葬,内有两枚牙璋及多件石制工具。
经过六次发掘,Xóm Rền考古遗址共出土了大量文物,包括2,794件石器、572件陶器和10,447,114片陶器碎片。这些文物类型丰富、材质多样,涵盖了生产工具、容器、炊具、武器和饰品等。特别是5枚牙璋保存较为完整,是该地具有独特意义的发现。
3. 遗址保护与修缮规划
2012年8月22日,富寿省人民委员会发布2229/QĐ-UBND号决定,批准了Xóm Rền考古遗址的详细保护规划,比例为1/500。
- 投资方:扶宁县人民委员会。
- 研究规划范围面积:42.5公顷。
- 建筑空间规划包括:博物馆区、生态旅游区、公共建筑区、绿化区。
- 总投资:610,107百万越盾。
- 实施时间:2012-2020年。
由于资金困难,该规划未能顺利实施。2021年,富寿省人民委员会批准了紧急修缮Xóm Rền遗址的项目,总投资6.9亿越盾,投资方为扶宁县人民委员会,项目包括清理460平方米的保护区,安装玻璃框保护考古坑和遗骸,建设保护房、门、围栏、庭院等符合遗址文化环境的设施。
4.考古遗址的价值
Xóm Rền遗址出土的文物使我们对当时居民在农业、手工业、艺术和技术等方面的生活有了较为全面的了解。他们已经懂得选择中低地的丘陵和高地建立长期定居点。这也是Phùng Nguyên文化居民居住地形的一个特征。Xóm Rền石器制作技术已达到史前和早期历史时期的顶峰,包括打制、修整、锯切、磨光、钻孔、抛光等技术的熟练运用。石器不仅数量众多,且类型丰富,尺寸多样,造型精美,色彩多样。通过石斧、锯、磨石和原料石的发现可以看出,Xóm Rền的一部分石器是在当地制作的。此外,他们可能还与不远处的Hồng Đà 和Gò Chè (今属富寿省三农县) 石器作坊进行交易。Xóm Rền的石器具有小巧的特征,展示了石器制作技术的高度精湛。其中一些器物如四角斧、饰品 (如石环、耳环、串珠等) 数量较多,表明他们的制作工艺已达到完美的水平。
陶器制作是Xóm Rền的另一个发达手工业。与石器制作一样,陶器制作在史前时期也达到了高峰。工匠们熟练掌握了混合土料、塑形、装饰花纹和烧制等技术。陶轮的使用是陶器制作工艺的一大进步。通过使用陶轮,陶器的生产效率大大提高,尺寸和造型更加多样化,成品更加精美。技艺高超的陶艺家创造了许多精美的陶器,装饰。