day

,

00

/

month

/

0000

Tiếng Việt

English

Chùa Viên Sơn, xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Di tích chùa Viên Sơn đã được Bộ Văn hóa Thông tin - nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tại Quyết định số 141-QĐ/VH ngày 23/1/1997

1. Lịch sử xây dựng di tích

Chùa Viên Sơn được xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ 18) và đã được tu sửa nhiều lần vào những năm 1928, năm 1941.

2. Kiến trúc của di tích

Chùa được xây dựng theo hướng Nam. Chùa Viên Sơn có kiến trúc kiểu chữ Nhị (=) gồm 2 tòa Tiền Đường và Thượng Điện. Tòa Tiền Đường : gồm 5 gian, mặt bằng với 4 hàng chân gồm 24 chiếc cột. Năm 1928 tu sửa bỏ 1 hàng cột hiên, xây kiểu táp môn làm 5 cửa ra vào (riêng cửa chính không làm cửa vòm, 4 cửa còn lại được xây theo kiểu cửa vòm). Hiện nay tòa Tiền Đường còn 3 hàng chân cột. Có 6 vì kèo được làm theo 2 kiểu khác nhau, 4 vì kèo giữa kết cấu theo kiểu thức "chồng giường - giá chiêng", 2 vì kèo đốc kết cấu theo kiểu" giá chiêng". 2 mái lợp ngói mũi, tường xây 1/2 đá ong (phần dưới), phần trên xây gạch bìa bít đốc. Phía trước tòa Tiền Đường là 2 cánh phong đắp cột trụ biểu vuông. 

3. Hệ thống tượng Phật và đồ thờ tại di tích

- Tượng Phật: Chùa Viên Sơn có 30 pho tượng gồm tượng Phật và tượng của đạo giáo được bày uy nghi theo 1 hệ thống trong 2 tòa Tiền Đường và Thượng Điện. 
+  Tòa Tiền Đường (hay nhà Bái đường ): Dọc theo 2 bên tòa Tiền Đường gồm 8 pho tượng Kim Cương (hay gọi là Bát bộ Kim Cương) với tên là : Thanh Trừ Tai, Tích Độc Thần, Hoàng Tùy Cầu, Bạch Tịnh Thủy, Xích Thanh Hỏa, Đinh Trừ Tai, Tử Hiền, Đại Thần Lực. 
 Tượng Hộ Pháp (khuyến Thiện - Trừng Ác): 2 pho tượng này được đặt ở 2 gian bên cạnh của tòa Tiền Đường. Bên trái đặt tượng Khuyến Thiện, bên phải đặt tượng Trừng Ác. 
Tượng Đức Ông và Thánh Tăng: Hai pho tượng này đặt ở 2 gian cạnh tòa Tiền Đường.
Đứng bên cạnh là 2 pho Đương Nhiên và Đương Cảnh 
+ Tòa Thượng điện: 
Lớp thứ 1: Tượng Thích Ca sơ, Đại Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát. 
Lớp thứ 2: Gồm 3 pho tượng: Tượng Adi Đà ở giữa. Hai bên là tượng Đế Thích và Đại Phạm Thiên Vương. 
Lớp thứ 3: Gồm bộ tượng Tam Thế phật xếp ngồi ngang nhau ở vị trí cao nhất. 
Bên trái Thượng điện có 2 pho tượng Phật đó là: Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên nhãn, Tượng Bồ Tát phổ hiền cưỡi voi trắng. 
Bên phải Thượng điện có 2 pho tượng Phật đó là: Tượng Quan Âm Tống Tử, Tượng Bồ Tát Văn Thù. 
Nhà thờ Mẫu: Chùa Viên Sơn thờ Mẫu Thượng Ngàn. 
- Hiện vật trong di tích: 
Chùa Viên Sơn ngoài giá trị kiến trúc và nghệ thuật tạc tượng điêu luyện, chùa còn lưu giữ được 1 số di vật quý có giá trị lịch sử như sau: 
Bia đá có niên hiệu Vĩnh Hựu ( năm 1735), do ông Bùi Đăng Sinh soạn. Bia ghi 2 mặt về việc bà Hà Thị Bính vì đã có lòng bồ đề với Phật, mà cụ thể là cúng cho chùa 10 quan tiền và ruộng nên được dân địa phương bầu làm hậu Phật, tạc bia thờ và ghi công đức. Bia khắc chữ Hán chân phương, có 340 chữ.
Bia đá có kích thước cao 40cm, có dáng hẹp càng lên cao càng thon lại theo kiếu " Thượng thu hạ thách ". Trán bia uốn cong, phần đế lại vuông. Trán bia có hình mặt trời, xung quanh là các tia lửa tỏa hào quang như những đao mác. 2 bên diễm bia là hình hoa chanh. Đặc biệt dưới đế có hình thú với dáng uốn cong rất đẹp, ngộ nghĩnh. Toàn thân thú đang chồm về phía trước, 2 chân sau rướn cao, 2 chân trước co xuống, đầu ngấng lên, 2 tai dựng ngược, mõm dài, tạo cho toàn bộ bố cục có dáng rất động. Nét chạm ở đây không tỉa gọt 1 cách tinh tế, nhưng khối hình vẫn khỏe, đầy gợi cảm. Nó có nét gần gũi với những chạm gỗ của các đình làng đương thời.
Phiên âm Bia : Hậu phật Bi ký : Tam đái phủ, Phù Khang huyện, Nhượng Bộ xã ,quan viên hương lão xã thôn trưởng toàn xã vi trực bảo Hà Thị Bính vi hậu phật sự vàn, cái văn phật chi đạo từ bi thiện niệm cố sở hy nhận chi dác tính tục duy Hà Thị Bính lượng đại linh lân ân hoằng chấn tể xuất tuần thiên tính túc tiêu sóc vọng tuân thừa cúng dàng hương hoa đán dạ bờ đề bố thí nhân ân di dại di cao tâm xá dáng dao thông thượng đế tĩnh tư hậu phật chi nghi bảo hữu trung thân chi khương công dịch cổ tiền thập quan. Pháp giới tĩnh tu trang thành bảo điện sớ gian túc nghi tráng lệ chiếu chiếu ngân hán đối thán tỉ tỉ ba đào lông hi cảnh nội tĩnh kinh đệ nhất dị hồ tục tuyệt hồ thường thú chung tuyệt thắng vô song suất hồ loại bạt hồ túy dục chuyền cửu viên dĩ chi danh tất ký di dà nhi kiên chí lão giả thọ thiếu lão tráng toàn hi nhiên cộng hựu xuân phong dân tốt khánh sĩ tốtvinh hoa hoa dã đô quy hòa khí đán toàn xã ân quang cộng mộc phúc hướng hòa bình nhiên hậu phật kiên thạch bất ma khương lưu mưu thích chúc hoàng ân phổ phiến đẳng đế đao hà sương Phật đạo tăng thiền chuyển pháp luân thường kế chước đan thanh tán tụng nhất nguyệt thăng đán lưu phúc khánh trường tồn giang hà đái lệ chuyền viết tích thiện chi gia tất hữu dư khương kỳ Hà Thị Chi bảo khâm. Hoàng triều Vĩnh Hữu vạn vạn niên chi đinh ty mạnh xuân nguyệt cốc nhật. Sinh đồ Bùi Đăng Nhâm soạn.

4. Giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mĩ của di tích

Chùa Viên Sơn thờ phật theo dòng thiền đại thừa Việt Nam. Chùa có địa thế đẹp, thoáng mắt, cảnh quan thiên nhiên "Tự tạo" nơi đây có thể là 1 danh thắng đẹp của miền trung du đất Tổ. Với đôi bàn tay tài hoa, với 1 tâm hồn tươi mát phóng khoáng và bằng chất liệu gỗ, đấ, mỗi pho tượng dù làm thời Lê hay Nguyễn đều có nét đẹp riêng thể hiện rõ tính cách, sự tích của từng nhân vật khiến cho chúng sinh dễ hiểu và gần gũi. Cùng với hệ thống tượng phật, chùa Viên Sơn còn có tấm bia cổ thời Lê có niên hiệu Vĩnh Hữu (1735). Đây là di vật quý có giá trị của di tích, qua đó mà các nhà nghiên cứu có dịp đi sâu tìm hiểu về địa danh, lễ nghi đạo phật, nghệ thuật trang trí... của thời bấy giờ. 
Các nghệ nhân thời xưa đã khéo tạo lên cả 1 thể giới quan sinh động mang đậm dấu ấn của hiện thực, tất cả đều hướng vào 1 mục đích thiêng liêng, 1 triết lý sâu sắc của đạo Phật đó là "Từ - bi - hỉ - xả".