(Phù Ninh)-Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong năm 2023 thời tiết nắng nóng sẽ diễn ra từ tháng 5 đến đầu tháng 8 ở miền Bắc. Số ngày nắng nóng xuất hiện nhiều và gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2022, các đợt nắng nóng có thể kéo dài trên 7 ngày. Nhiệt độ cao nhất ở miền Bắc khoảng 37-380C, có nơi cao hơn 40-420C ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất chăn nuôi.
Đồng thời, tại địa bàn huyện tình hình dịch bệnh dại trên đàn chó có nhiều diễn biến phức tạp (toàn huyện đã xảy ra 15 ổ dịch bệnh Dại tại 07 xã, thị trấn; trong đó có 02 ổ dịch bệnh Dại chưa qua 21 ngày tại xã Bình Phú và Tiên Phú)
Để chủ động tăng cường phòng chống nắng nóng, phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn cho vật nuôi, thủy sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại trong chăn nuôi; đồng thời xử lý các ổ dịch bệnh Dại trên địa bàn, UBND huyện yêu cầu:
1. UBND các xã, thị trấn:
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình, thông tin dịch bệnh trên đàn vật nuôi nhất là các bệnh nguy hiểm như: Bệnh Dại, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục, Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi và các loại dịch bệnh trên cá lồng, ao nuôi tập trung, thủy sản; kịp thời phát hiện các trường hợp vật nuôi, thủy sản mắc bệnh để có biện pháp xử lý, không để dịch bệnh lây lan rộng, hạn chế thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
- Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cảnh báo người chăn nuôi biết nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh khi thời tiết nắng nóng kèm theo mưa lũ.
- UBND các xã, thị trấn chỉ đạo cán bộ tổ khuyến nông thường xuyên tuyên truyền sâu rộng đến người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và nắng nóng đảm bảo an toàn cho vật nuôi, thủy sản; đồng thời rà soát số lượng vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc xin, tiến hành triển khai tiêm phòng bổ sung để tạo miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi.
- Kịp thời hướng dẫn các biện pháp tái đàn đảm bảo an toàn, hiệu quả; thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi, vệ sinh ao nuôi và các biện pháp xử lý, khắc phục thiệt hại sau thiên tai, dịch bệnh.
(có hướng dẫn tại phụ lục gửi kèm theo)
* Riêng đối với xã Bình Phú và Tiên Phú (02 xã đang có ổ dịch bệnh Dại chưa qua 21 ngày):
Yêu cầu 02 địa phương trên tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh Dại trên đàn chó mèo, cụ thể như sau:
- Thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt trên hệ thống loa truyền thanh của xã về tình hình dịch bệnh bệnh Dại, đường truyền lây, triệu trứng lâm sàng, bệnh tích, các quy định về quản lý chó mèo, phòng chống dịch bệnh, …; Khi phát hiện các trường hợp chó, mèo nghi mắc bệnh dại phải báo cáo ngay với chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để xử lý kịp thời.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn trong công tác phòng, khống chế dịch bệnh Dại:
+ Tiếp nhận vắc xin hỗ trợ từ nguồn dự trữ của tỉnh để triển khai tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh dại tại ổ dịch;
+ Thực hiện triển khai tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó theo số lượng đã rà soát và báo cáo. Tổ chức triển khai tiêm đến tận khu dân cư, hộ chăn nuôi. Yêu cầu tổ chức triển khai tiêm phòng vắc xin Dại đạt 100% số chó, mèo trong diện tiêm. Yêu cầu việc tiêm phòng xong trước ngày 15/6/2023.
+ Giám sát chặt chẽ ổ dịch bệnh Dại; rà soát các trường hợp người, chó mèo có liên quan đến ổ dịch để áp dụng các biện pháp theo dõi, chống dịch phù hợp...
+ Xử lý nghiêm đối với các trường hợp không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo theo quy định để nâng cao nhận thức của chủ vật nuôi, phòng ngừa dịch bệnh phát sinh.
+ UBND xã chỉ đạo thực hiện báo cáo tiến độ tiêm phòng trước 15h hàng ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ) cho đến khi kết thúc ổ dịch về UBND huyện (thông qua Trạm Chăn nuôi và Thú y)
+ UBND xã hoàn thiện hồ sơ chứng từ (theo mẫu) về việc sử dụng vắc xin dại từ nguồn dự trữ của tỉnh sau khi kết thúc tiêm phòng. Hồ sơ được gửi về UBND huyện (thông qua phòng Nông nghiệp và PTNT) trước ngày 25/6/2023.
+ Chậm nhất 03 ngày sau khi kết thúc ổ dịch, UBND xã có báo cáo
đánh giá kết quả triển khai, tình hình sử dụng vác-xin hỗ trợ; trong đó nêu rõ
những khó khăn, tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục, báo cáo gửi về UBND huyện (thông qua trạm CN&TY) để tổng hợp, báo cáo theo quy định
2. Phòng Nông nghiệp và PTNT:
- Chủ trì, phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y, các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh và nắng nóng trên đàn vật nuôi, thủy sản; kịp thời đề xuất các bệnh pháp hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra theo quy định.
- Tập trung chỉ đạo UBND xã Bình Phú, Tiên Phú triển khai có hiệu quả công tác tiêm phòng vắc xin dại trên đàn chó mèo;
- Phối hợp với Phòng Tài chính – KH xây dựng, tham mưu cho UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh, xử lý ổ dịch trên địa bàn.
- Hướng dẫn các xã hoàn thiện hồ sơ về việc sử dụng vắc xin dại miễn phí từ nguồn dự trữ của tỉnh. Thu hồi hồ sơ và gửi về Sở NN&PTNT theo quy định.
3. Trạm Chăn nuôi và Thú y:
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây dan rộng.
- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các biện phòng chống dịch bệnh và nắng nóng, các biện pháp xử lý môi trường, khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra, tránh trường hợp bán chạy gia súc, gia cầm làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh và thiệt hại kinh tế. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thường xuyên vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi, đảm bảo an toàn cho sản xuất.
- Hướng dẫn triển khai, hướng dẫn kỹ thuật tiêm phòng vắc xin dại tại 02 xã có ổ dịch bệnh dại: Bình Phú và Tiên Phú.
- Cung ứng vật tư, bảo hộ lao động thực hiện phòng, chống bệnh Dại.
- Tổng hợp và báo cáo tiến độ triển khai tiêm phòng vắc xin dại về UBND huyện và Sở NN&PTNT trước 16h hàng ngày (kể cả ngày nghỉ và ngày lễ). Tổng hợp, tham mưu báo cáo của UBND huyện về đánh giá kết quả triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh dại tại địa bàn.
4. Trạm Khuyến nông huyện:
Tăng cường thông tin tuyên truyền, hướng dẫn cho người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi, thủy sản.
5. Trung tâm VH-TT-DL và truyền thông
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tình hình nắng nóng để người dân nắm bắt và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tình hình dịch bệnh trên động vật, công tác triển khai tiêm phòng vắc xin dại tại các địa đang có ổ dịch chưa qua 21 ngày.
Chi tiết văn bản vv chu dong thuc hien cac bien phap phong chong dich benh va nang nong tren dan vat nuoi thuy san..pdf