(Phù Ninh)-Để chủ động kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đảm bảo an toàn cho sản xuất, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu thủ trưởng các phòng, trạm, đơn vị liên quan, chủ tịch UBND các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2022 đến nay, các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi có chiều hướng gia tăng mạnh; trên địa bàn cả nước đã phát hiện: 40 ổ dịch bệnh Cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6 và A/H5N8 tại 21 tỉnh; 1.150 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 51 tỉnh; trên 240 ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò tại 16 tỉnh; 16 ổ dịch bệnh Lở mồm long móng tại 7 tỉnh; 135 ổ dịch bệnh Dại động vật, đặc biệt bệnh Dại đã làm 52 người tử vong tại 21 tỉnh, thành phố.
Trên địa bàn tỉnh, đã xảy ra 01 ổ Dịch tả lợn Châu Phi, 47 ca bệnh Dại động vật (trong đó tại địa bàn huyện Phù Ninh là 07 ổ dịch) và 01 người tử vong do mắc bệnh Dại (tại xã Trị Quận); các chủng vi rút cúm gia cầm vẫn lưu hành ở một số xã trên địa bàn huyện Thanh Thủy, Tân Sơn, Thanh Ba. Trong thời gian tới, dịch bệnh có nhiều nguy cơ phát sinh lây lan, do thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa; người chăn nuôi còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh; vận chuyển, lưu thông động vật, sản phẩm động vật để phục vụ tiêu dùng những tháng cuối năm tăng cao.
UBND các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau:
- Chỉ đạo các cán bộ chuyên môn, trưởng khu hành chính thực hiện giám sát dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi mới phát sinh; không để xảy ra tình trạng chủ quan, lơ là làm dịch bệnh lây lan rộng;
- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đói rét cho đàn vật nuôi (theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn); chủ động thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho đàn vật nuôi, thường xuyên vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại bằng vôi bột và các loại hóa chất khử trùng,… để ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh, đảm bảo an toàn cho sản xuất;
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, qua nhiều kênh thông tin (nhất là hệ thống truyền thanh cơ sở, tuyên truyền lưu động, mạng xã hội,…) về các loại dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ, nguyên nhân phát sinh và giải pháp phòng, chống dịch bệnh; khuyến cáo người dân chủ động giám sát, kịp thời báo cáo chính quyền và cơ quan thú y khi phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời;
- Tăng cường kiểm soát từ cơ sở hoạt động giết mổ động vật, hoạt động vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại địa bàn xã, thị trấn; Xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, vận chuyển, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường;
cv tang cuong pcdb dv nhung thang cuoi nam 2022 dau nam 2023.pdf